Giới thiệu lạp xưởng gác bếp
Lạp xưởng gác bếp là món ăn mang đậm hương vị độc đáo và truyền thống của các dân tộc vùng cao Tây Bắc. Đặc biệt, đây là món ăn quen thuộc trong văn hóa ẩm thực của người Thái đen, người Nùng và một số dân tộc khác. Dù mỗi nơi có một cách chế biến riêng, điểm chung của lạp xưởng gác bếp vẫn là được làm từ ruột non và thịt lợn, sau đó được tẩm ướp với gia vị đặc trưng và hun khói trên bếp.
Không giống như lạp xưởng kiểu Trung Hoa, lạp xưởng gác bếp Tây Bắc mang hương vị khác biệt, thơm mùi khói bếp, giòn dai và ngấm đậm các loại gia vị của núi rừng. Đặc biệt, lạp xưởng Điện Biên với cách chế biến độc đáo đã chinh phục nhiều thực khách khó tính. Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là món quà ý nghĩa được du khách mang về sau mỗi chuyến đi Tây Bắc.
Thành phần & xuất xứ
- Tên sản phẩm: Lạp xưởng gác bếp
- Thành phần: Thịt lợn bản đen, gia vị đặc trưng (mắc mật, mắc khén, gừng).
- Khối lượng tịnh: 500gr
- Nguồn gốc: Đặc sản vùng cao Tây Bắc
- Hương vị: Thơm ngon, đậm đà mùi khói và gia vị truyền thống.
- Bảo quản: Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh
- Thông tin cảnh báo: Không sử dụng sản phẩm đã hết hạn, hoặc sản phẩm có dấu hiệu biến chất, đổi màu, nấm mốc.
- Hạn sử dụng: 3 tháng kể từ ngày sản xuất (tủ đông).
- Xuất xứ: Việt Nam.
Cách thưởng thức
- Cho ít mỡ vào chảo, để mỡ nóng già và cho lạp xưởng tươi vào lăn đều các mặt cho tới khi vàng là có thể bỏ ra thưởng thức.
- Rán: Rán giúp lạp xưởng tươi giòn hơn khi ăn.
- Nướng: Sử dụng lò vi sóng hoặc nướng trên lửa nhỏ sẽ làm đẩy mùi thơm.
- Hấp: Hấp cách thuỷ hoặc hấp trong nồi cơm điện.
Cách bảo quản
- Ướp gia vị: Sử dụng rượu và nước gừng để lạp xưởng không bị hỏng.
- Nhồi và buộc: Nhồi nhân vào ruột non, buộc từng khúc 20-30cm và dùng kim châm để thoát khí, giúp lạp xưởng không bị nứt.
- Phơi và hong khô: Phơi nắng trước, sau đó treo hong trên bếp củi để lạp xưởng se lại, săn chắc, thấm đượm mùi khói.
- Bảo quản trong tủ: Bảo quản trong ngăn đá lúc nào sử dụng thì mang ra để thưởng thức